Saturday, July 16, 2016

Danh Sách Cựu Học Sinh PBC tham dự HNPBC 2015 tại Nam California



Tên Liên Lớp Tham Dự 
1 Hoàng Chính HTHBT 2
2 Hứa Barbara HTHBT 1
3 Lê Huy Đức HTHBT 1
4 Ngô Đình Minh Khanh HTHBT 1
5 LS Nguyễn Hoàng Dũng TH 1
6 Nguyễn Minh Chánh TH 1
7 Nguyễn Xuân Thắng & Bích Phượng 52 2
8 Võ Đăng Sâm 52 2
9 Lê Thị Hồ & Trương Tiến Huân 57 2
10 Trương Tiến Hào 57 1
11 Nguyễn Thị Xuân Thi & Marle Robert (Pháp) 58 2
12 Nguyễn Xuân Hùng & Trần Huỳnh Huệ (Pháp) 58 2
13 Hải Triều (Canada) 62 1
14 Lê Văn Thuận 62 1
15 Nguyễn Minh Đức & Trần Thị Thanh Vân 62 2
16 Võ Văn Phát 62 2
17 Trần Mai Minh & Trần Thanh Vân 63 2
18 Bùi Thị Diệu 64 1
19 Nguyễn Sơn 64 1
20 Trương Quý Phi 65 1
21 Lại Thế Gia 66 1
22 Nguyễn An Đoàn (Na Uy) 66 1
23 Nguyễn Văn Minh 66 1
24 Huỳnh Thị Hiếu 67 1
25 Lại Thị Hoà 67 1
26 Nguyễn Mạnh Hùng & Nguyễn T Thu Thông 67 2
27 Nguyễn Thị Kim Sang 67 1
28 Nguyễn Thị Vân & Trần Hiền 67 2
29 Trương Tôn Thắng & Phù Thị Anh Đào 67 2
30 Võ Kim Khôi & Bùi Thị Hương 67 2
31 Hà Lệ Thu (Việt Nam) 68 1
32 Mai Hữu Hổ 68 1
33 Nguyễn Thành Công 68 1
34 Nguyễn Thị Lựu & Nguyễn D Bảng 68 2
35 Nguyễn Văn Cảnh 68 1
36 Phan Thanh Hùng & Trần N Nessie 68 2
37 Trần Văn Ngàn (Việt Nam) 68 1
38 Hoàng Thái Sơn 69 1
39 Hoàng Xuân Cường & Nguyễn Thanh Thuỷ 69 2
40 Huỳnh Chiêu 69 1
41 Huỳnh Minh Vận & Thân Hữu 69 5
42 Huỳnh Nhơn & Hứa Tuyết Phương 69 2
43 Lê Ngọc Thạch & Đặng Thị Trang 69 2
44 Lê Ngữ & Nguyễn Thị Niềm 69 2
45 Lê Văn Chóc 69 1
46 Nguyễn Đình Tùng & Lê Thị Tú 69 2
47 Nguyễn Hưng 69 1
48 Nguyễn Văn Ấn 69 1
49 Nguyễn Văn Tạo & Mai Phương 69 4
50 Tạ Thị Hoàng Bạch 69 1
51 Trần Ngọc Ngữ 69 1
52 Vương Quốc 69 1
53 Đinh Quốc Cường 70 1
54 Nguyễn Ngọc Dung 70 1
55 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt 70 1
56 Nguyễn Trọng Cường & Nông Thị Mai 70 2
57 Tạ T Lệ Thanh & Lê Đức Chương 70 2
58 Dương Hồng Anh (Na Uy) 71 1
59 Lê Văn Thắng & Hồng Thị Kim Cúc (Úc) 71 2
60 Nguyễn Thị Thu Vân (Việt Nam) 71 1
61 Nguyễn Văn Dinh 71 1
62 Nguyễn Văn Rạng (Úc) 71 1
63 Nguyễn Văn Thông & Nguyễn Thị Trang 71 2
64 Phan Thị Gia 71 1
65 Cao Trần Thu Vân 72 1
66 Christina Voss & Thân Hữu 72 2
67 Đinh Thị Thảo 72 1
68 Lê Thị Kim Dân 72 1
69 Nguyễn Hồng Thúy 72 1
70 Nguyễn Nhật Tân 72 1
71 Nguyễn Thị Ánh Tuyết 72 1
72 Nguyễn Thị Thiết 72 1
73 Phạm Mộng Quyên (Việt Nam) 72 1
74 Phạm Văn Hòa 72 1
75 Trần Phi Vân & Nguyễn Thanh Tân 72 2
76 Trần Thị Hường & Liêm Nguyễn 72 2
77 Trần Văn Phụng 72 1
78 Trịnh Thị Y 72 1
79 Trương Đào Hoa & Thân Hữu 72 2
80 Trương Kim Nhung (Úc) 72 1
81 Võ Thị Mỹ & Ngô Thụy Vũ 72 2
82 Huỳnh Nhơn & Phạm Thanh & Ng T Kim Thoa 73 3
83 Kiều Công Định & Nguyễn T Thanh Thủy 73 2
84 Lâm Ngoan & Lan (Canada) 73 2
85 Nguyễn Thị Như Thao & Võ Thành Danh 73 2
86 Nguyễn Thị Thu Thuỷ 73 1
87 Nguyễn Thị Vân Anh & Nguyễn Văn Thinh 73 2
88 Nguyễn Trọng Thái 73 1
89 Nguyễn Văn Minh 73 1
90 Nguyễn Xuân Thùy 73 1
91 Tạ Trung & Lê Holly 73 2
92 Trần Đức (Việt Nam) 73 1
93 Trần Phương & Trương Bạch Yến 73 2
94 Trần Thị Tỷ 73 2
95 Trần Tuấn Anh & Hồng Nhung 73 2
96 Trịnh Thị Lai 73 1
97 Trương Hoa Sanh 73 1
98 Trương Hữu Hạnh 73 1
99 Võ Thi Đức & Lê Quang Thuận 73 2
100 Huỳnh Hạnh 74 1
101 Huỳnh Thị Liên 74 1
102 Lê Thị Thoa & Lê Thị Thuỷ Tiên 74 2
103 Lê Tiến Huấn & Lê Thị Kim Tuyến 74 2
104 Nguyễn Hoàn Mỹ & Phạm Peter 74 2
105 Nguyễn Thị Huệ 74 1
106 Nguyễn Thị Trinh 74 1
107 Cao Tấn Trí & Nguyễn Thị Chi Lan 75 2
108 Dương Kim Yến & Bùi Thị Thúy Hằng (Na Uy) 75 2
109 Hoàng Gia Kế & Hoàng Thúy 75 2
110 Huỳnh Thị Bảy & Võ Thị Lợi 75 2
111 Lê Văn Ba & Lê Minh Hằng 75 2
112 Mạc Gia Phụng 75 1
113 Ngô Văn Nhả & Ngô Loann 75 2
114 Nguyễn Bích Thuận 75 1
115 Nguyễn Hùng Sơn & Nguyễn Thị Trinh 75 2
116 Nguyễn Thị Dung 75 1
117 Nguyễn Văn Minh 'B' & Trần Nancy 75 2
118 Quách Tuyết Vân 75 1
119 Trần Thị Phỉ Túy 75 1
120 Trần Thị Thu Thủy 75 1
121 Trương Thị Sương 75 1
122 Võ Thị Ý 75 1
123 Dương Kim Loan (Na Uy) 76 1
124 Nguyễn Minh Thái 76 1
125 Nguyễn Ngọc Mỹ Vân & Vũ Trí 76 2
126 Nguyễn Thị Ban 76 1
127 Nguyễn Viết Trung & Huỳnh Thị Thu Hương 76 2
128 Trịnh Thị Thanh Vân 76 1
129 Châu Lựu & Phạm Hoàng 77 2
130 Lương Thị Tất 77 1
131 Nguyễn Hữu Anh & Phạm T Hoàng Phước (Úc) 77 2
132 Phan Hoành Linh 78 1
133 Nguyễn Vũ Lâm 80 1
134 Trương Mỹ Hạnh 80 1
135 Lại Thế Gia Lệ & Trần Quang Hùng 81 2
136 Lại Thị Hồng Liên 83 1
137 Nguyễn Vũ Anh 83 1
138 Quách Tuyết Minh & Lê Thái Chí 83 2
139 Đổ Nam TH 1
140 Hồng Văn Nhiều & Ngô T Thanh Hồng TH 4
141 Lâm Thanh Mậu TH 1
142 Lâm Vũ Kim Anh TH 1
143 Lê Hồng Đoan Trang & Trần Hoàng Phúc TH 4
144 Lê Hồng Thùy Trang TH 3
145 Lê Kim Oanh TH 1
146 Ngọc Lan (H.Bắc) TH 1
147 Nguyễn Ánh Nguyệt TH 1
148 Nguyễn Kim Hoàng & Nguyễn Thị Lệ TH 2
149 Nguyễn Mạnh Tâm TH 1
150 Nguyễn Ngọc Mỹ Dung TH 1
151 Nguyễn Quang TH 1
152 Nguyễn Thị Đặng TH 1
153 Nguyễn Thị Khánh Hương TH 1
154 Nguyễn Tina - Nina TH 1
155 Nguyễn Văn Hóa TH 1
156 Nguyễn Văn Khương TH 1
157 Quách Sĩ Chánh TH 1
158 Quách sĩ Khôi TH 1
159 Quách Sĩ Liêm TH 1
160 Quách Tuyết Oanh TH 1
161 Tôn Nữ Huyền Trang TH 1
162 Trần Lại Thế Khoa & Nguyễn Kim Ngân TH 5
163 Trần Mỹ Dung TH 1
164 Trần Thị Trang TH 1
165 Trần Văn Giỏi & Trần Thị Hai TH 2
166 Trần Liên Hoa TH 1
167 Nguyễn Tân TH 1
168 Trương Kim Ngọc TH 1
169 Võ Cathy TH 1
170 Võ Thị Mẫu TH 1
171 Võ Văn Đồng TH 1



249

Cưu Giáo Sư và Hiệu Trưởng tham dự Hội Ngộ PBC2015 tại Nam California


Cựu Giáo Sư Tham Dự Hội Ngộ
Thầy Cô Hiệu Trưởng Nguyễn Tiến Thành THT 2
Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Thanh Tùng THT 1
Thầy Hiệu Trưởng Lê Khắc Anh Vũ THT 1
Thầy Phan Xuân Tự & Cô Nguyễn Thị Huyền Sương CGS 2
Cô Nguyễn Kim Lệ CGS 1
Cô Nguyễn Thị Tâm CGS 1
Cô Cao Hoàng Hoa CGS 1
Cô Đinh Thị Ngọc CGS 1
Cô Lê Thị Lương (Canada) CGS 1
Cô Nguyễn Thị Hoàng Bắc CGS 1
Cô Ung Thị Thu Hà CGS 1
Thầy Lê Chính Long CGS 1
Thầy Nguyễn Mạnh Tuấn CGS 1
Thầy Nguyễn Văn Thịnh (Việt Nam) CGS 1


14

Wednesday, July 13, 2016

Những Bậc Tiền Bối Làm Rạng Danh Bình Thuận Trong Ngành Giáo Dục Trước Tháng 4-1975

Kiến tạo trường ốc, giúp dân chúng mở mang kiến thức, là điều kiện căn bản để xây dựng bất kỳ quốc gia nào. Thực dân Pháp khi đô hộ VN biết rõ điều ấy, nên không muốn người Việt có dịp học hỏi, trường học được thiết lập hạn chế, không cung ứng đủ cho nhu cầu học sinh càng ngày càng gia tăng. Do đó phần lớn người VN phải chịu dốt nát. Vũ Anh Khanh, một nhà văn nổi tiếng của Phan Thiết, qua các truyện ngắn, truyện dài của mình như 'một đêm trăng', 'cây ná trắc'.. đã mạnh dạn tố cáo hành động vô nhân đạo của thực dân, đồng thời xác nhận người VN rất hiếu học nhưng bị dốt nát vì nghèo khổ và không đủ trường để đi học.
 Những trường học mà Pháp đã mở, vừa ít oi lại không xứng đáng, chỉ có tính cách tượng trưng, biểu lộ bộ mặt thật của bọn thống trị, chỉ muốn vỡ lòng cho người bản xứ, biết dăm chữ, đủ để phục vụ cho bộ máy điều hành của chính quốc. Do yếu kém văn hóa, hiểu biết, khiến người VN luôn bị sợ hãi chẳng những với người Pháp, quan quyền bản xứ mà cả bọn trọc phú, a dua theo chính quyền, dựa hơi bốc lột làm giàu. Phan Bội Châu trong tác phẩm ' thiên hồ điạ hồ ' đã tố cáo thực dân dùng giáo dục làm công cụ cho chính sách ngu dân. Nhiều người có lòng đối với đất nước, đã mở mang trường tư hay nghĩa thục, để mong xóa bỏ phần nào nạn mù chữ nhưng đã bị ngay toàn quyền Đông Dương là Merlin, ký nghị định hạn chế mở trường tư năm 1924. Không có trí thức càng ít những suy nghĩ về thân phận của dân tộc, những lãnh tụ càng ít, thực dân và trọc phú dễ dàng trong sự cai trị và bóc lột dân đen nghèo.
Ai cũng biết Bình Thuận-Phan Thiết là xứ rừng tiền biển bạc, giàu hải sản các loại và chế biến được nước mắm ngon nhất nước kể cả vùng Đông Nam Á. Nhưng cũng có câu ngạn ngữ 'văn chương không bằng xương cá mòi' ngụ ý chê người Phan Thiết chỉ biết làm cá mắm, mà không nghĩ tới các giá trị tinh thần.
Đó là nổi đau lòng của lịch sử, qua thực tế cho thấy thời Pháp thuộc trước năm 1955, nhân tài Bình Thuận đếm tới đếm lui chỉ trên mười đầu ngón tay, và tất cả đều thuộc gia đình quan quyền hay giàu có. Điều này đã minh chứng, sự tố cáo của Phan Bội Châu hay Vũ Anh Khanh hoàn toàn đúng sự thật, người Pháp và người giàu trước đây đả toa rập hạn chế việc mở mang kiến thức của dân chúng Bình Thuận, để luôn bắt họ làm công cụ và nô lệ cho mình.
Trên lãnh vực giáo dục, tại Phan Thiết không ai không biết tới ông Hoàng Tỷ và Hoàng Tư với những trường tiểu, trung học tư thục đầu tiên tại Phan Thiết. Ngoài ra còn có ông Lâm Tô Bông. Kỹ sư dệt, chồng Hồ thị Tiểu Sinh, là con gái Hồ Tá Bang, từ Quảng Ngãi vào, mở trường tư thục Cẩm Bàn tại Phan Thiết năm 1937-1945.
Nói chung, theo tài liệu của thầy Nguyễn Thanh Tùng, hiệu trưởng trường trung học công lập Phan Bội Châu-Phan Thiết. Sau đó là Chánh Sở Học Chánh Bình Thuận và cuối cùng là Trưởng Ty Giáo Dục & Thanh Niên đến ngày 30-4-1975, thì giai đoạn từ 1943-1950, toàn tỉnh kể cả thị xã Phan Thiết có rất ít trường học, trong đó chỉ Trường Pháp Việt có lớp nhất, còn các trường tiểu học chỉ có tới lớp ba và vài trường sơ cấp.
Tỉnh cũng không có cơ sở phụ trách ngành giáo dục, mà chỉ có cơ quan Kiểm Học, mãi tới năm 1951, Ty Tiểu Học Bình Thuận mới được thành lập, tọa lạc góc đường Trần Hưng Đạo và Phạm Hồng Thái, Phan Thiết. Theo hệ thống công quyền lúc đó, tuy trực thuộc Bộ Giáo Dục nhưng các ngành Đại, Trung và Tiểu học biệt lập, ngành nào cũng do một Nha quản trị.
Trường Trung học Bình Thuận, tiền thân Trường Trung Học Công Lập Phan Bội Châu được khai giảng niên khóa đầu tiên năm 1952-1953 với hai lớp đệ thất. Về sau, các trường Trung học công lập lần lượt được mở tại các quận Tuy Phong, Hòa Đa, Phan Lý Chàm và Hải Long, nhưng hoàn toàn biệt lập với trường TH. Phan Bội Châu, Phan Thiết. Tóm lại các trường trung học trong tỉnh chỉ liên hệ với nhau qua lãnh vực Kế Toán do trường TH. Phan Bội Châu phụ trách, trong đó bao gồm việc trả lương cho giáo sư chính ngạch cũng như dạy giờ, các ngân khoản xây cất và mua sắm dụng cụ nhà trường.. Ngoài ra, giống như các ty sở ngoại thuộc khác, Ty tiểu học chỉ lệ thuộc tỉnh Bình Thuận về phương diện hành chánh và chính trị mà thôi.
Từ năm 1972, Bộ Giáo Dục VNCH đã có những cải tổ quan trọng về thi cử và hành chánh tại địa phương. Theo đó, từ niên khóa 1974, các kỳ thi Trung Học và Tú Tài đều hoàn toàn thi theo lối trắc nghiệm. Đây cũng là lần đầu tiền và cuối cùng có lối thi cử này vì ngày 30-4-1975, VNCH đã sụp đổ. Về hành chánh, theo nhận xét của giáo sư Tùng, thì dù nói là cải tổ, nhưng Bộ Giáo Dục cũng chỉ nắm vững được tình hình tại tỉnh lỵ mà thôi, còn mọi thứ đều do Ty Sở giáo dục địa phương thao tác như cũ. Đó cũng là lý do thành hình các Sở Học Chánh tỉnh, trong đó có Bình Thuận chính thức hoạt động vào tháng 4-1973. Tháng 6-1974, Bộ lại ban hành nghị định bãi bỏ Ty Thanh Niên, sáp nhập vào Sở Học Chánh và đổi tên là Ty Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên.
+ TRƯỜNG TRUNG HỌC CÔNG LẬP PHAN BỘI CHÂU :
Đầu tiên là Trường Trung Học Bình Thuận, tiền thân của Trường Trung Học công lập Phan Bội Châu, hoạt động chính thức từ niên khóa 1952-1953 với 2 lớp đệ thất, học nhờ phòng học tại trường tiểu học Đức Thắng. Ông Nguyễn văn Trác, tỉnh trưởng Bình Thuận lúc đó, cũng là sáng lập viên, kiêm luôn hiệu trưởng, còn giáo sư giảng dạy, từ các ty sở và nhân sĩ địa phương.
Trong 4 niên học đầu tiên, trường đã thay đổi 3 lần địa điểm, từ trường Tiểu Học Đức Thắng tới trường Nam và sau đó là cơ sở của hãng nước mắm Hồng Hương, toạ lạc trên đại lộ Trần Hưng Đạo, nằm giữa hai Ty Thông Tin và Tiểu Học Bình Thuận. Địa điểm này về sau là Trường trung học tư thục Tiến Đức, hoạt động cho tới tháng 4-1975.
Niên khóa 1955-1956, thầy Lê Tá từ trường trung học Võ Tánh Nha Trang về làm hiệu trưởng và trường cũng đổi tên là trung học đệ nhất cấp Phan Bội Châu, với 4 lớp thất, 2 lục, 2 ngủ và 2 tứ. Từ niên khóa 1956 tới nay, trường dời về cơ sở mới trên đường Nguyễn Hoàng, các giáo sư được bổ nhậm từ trung ương, phần lớn là khế ước hoặc dạy giờ, một số tốt nghiệp sư phạm. .
Từ năm 1957, Phan Thiết đã có hội đồng giám thị kỳ thi Trung Học đệ nhất cấp, phần thi viết. Học sinh nào trúng tuyển phải ra Nha Trang thi tiếp phần vấn đáp, mới được cấp bằng. Kể từ năm 1958 về sau, Phan Thiết mới chính thức có Hội đồng giám thị lẫn giám khảo, kỳ thi Trung học đệ nhất cấp. Niên khoá 1959-1960, trường Phan Bội Châu có 2 lớp Tam A và B nhưng tới niên khoá 1962-1963 mới chính thức có 2 lớp đệ nhất A,B để trở thành Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp. Hội đồng giám thị các kỳ thi Tú Tài cũng được tổ chức tại Phan Thiết, nhưng từ năm 1965-1971, bài thi chấm tại Nha Trang, từ 1971 về sau, tất cả bài thi tú tài toàn quốc đều chấm tại Sài Gòn..
Suốt 23 năm hoạt động, từ năm 1952 - tháng 4/1975 mất nước nhưng chính phủ VNCH vẫn để lại cho Việt Cộng, một cơ sở uy nghi của ngôi trường một thời nổi tiếng tại miền Trung nưiớc Việt. Trường còn nổi bật trong lãnh vực thể thao, báo chí, đã đoạt giải nhất kỳ thi Bích Báo toàn quốc và vô địch giải túc cầu khu 2 gồm 5 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận vào năm 1960.
+ TRƯỜNG TRUNG HỌC CÔNG LẬP QUẬN VÀ TỈNH HẠT :
Cùng trong hệ thống công lập, trước tháng 4-1975 Bình Thuận còn có 6 trường trung học khác và 5 trường tỉnh hạt rải rác trong tỉnh Bình Thuận. Tại Bắc Bình Thuận có trường trung học công lập Hòa Đa, thành lập từ niên khóa 1963-1964. Hai trường trung học khác tại Tuy Phong và Phan Lý Chàm, khai giảng từ niên khóa 1966-1967, các trường trên chỉ là trường trung học đệ nhất cấp, trước khi Sở Học Chánh Bình Thuận thành lập năm 1973. Do thiếu giáo sư đệ nhị cấp, nên sau đó trung học Hòa Đa chỉ mở được các lớp 10 và 11, còn 2 trường Tuy Phong và Phan Lý Chàm , mỗi trường chỉ có 1 lớp 10. Hai trường trung học Hải Ninh (Sông Mao) và Hải Long, lập sau Tết Mậu Thân 1968, chỉ có từ lớp 6-9, học sinh lên các lớp cao hơn sẽ chuyển tiếp về Hòa Đa hay Phan Thiết.
Bình Thuận còn có một trường tỉnh hạt đặc biệt, đó là trường Trung học Nông Lâm Súc Phú Long. Trường này trước thuộc Nha Nông Lâm Súc nhưng từ niên khóa 1973-1974, trường thuộc Sở Học Chánh Bình Thuận, mở thêm lớp 10, vừa học chương trình phổ thông, cộng thêm các chương trình về canh nông và chuyên môn.
Tỉnh cũng có hai trường trung học bán công Phan Chu Trinh tại Phan Thiết và trường TH. Bán công Phan Rí Cửa. Ngân sách điều hành do tỉnh đài thọ, trường thu học phí để trang trải luơng giáo sư, văn phòng. Chương trình chỉ có từ lớp 6-10, lúc đầu học phí nhẹ nhưng về sau tương đương với các trường tư thục. Từ niên khóa 1972 về sau, tỉnh thành lập nhiều trường trung học Tỉnh Hạt, hoạt động như một trường trung học công lập. Tại Phan Thiết có trung học tỉnh hạt trên xa lộ, tức là đại lộ Trần Hưng Đạo. Tại Phan Rí Cửa, trường bán công cũ được cải biến thành trung học tỉnh hạt. Cũng từ niên khóa 1973-1974 về sau, có thêm ba trường trung học tỉnh hạt An Hải với 2 lớp 6, học chung với trường tiểu học An Hải. Tại đảo Phú Quý, trung học tỉnh hạt khai giảng từ niên khóa 1974-1975 với 1 lớp 6, học chung với trường tiểu học Phú Mỹ.
Ngoài ra tại Phan Thiết, trong thời gian từ 1941-1945, có trường Cao Đẳng Thể Dục Thể Thao, dành cho học viên toàn cõi Đông Dượng thuộc Pháp, gồm Việt, Mên Lào và các nước Châu Phi. Cũng theo thầy Nguyễn Thanh Tùng, thì Phan Thiết đáng lẽ đã có ngôi trường Nữ Trung Học Công Lập từ năm 1971, vì ngân khoản đã sẵn sàng từ Bộ Giáo Dục nhưng rất tiếc vì không có địa điểm tại địa phương để xây cất.
+ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC TƯ THỤC TRƯỚC NĂM 1975 :
Trước khi Sở Học Chánh Bình Thuận được thanh lập năm 1973, tất cả các trường trung học tỉnh hạt, bán công và tư thục đều do Hiệu trưởng trường trung học công lập Phan Bội Châu thanh tra giám sát. Sau này Sở Học Chánh thay thế, kiểm soát chương trình học, danh sách học sinh các lớp, kiểm soát việc nhảy lớp bừa bãi, kiểm nhận việc cấp chứng chỉ và học trình..
Tại Phan Thiết, hai trường TH.tư thục Bạch Vân và Tiến Đức thành lập sớm nhất, coi như cùng thời gian với trường Trung học công lập Bình Thuận, niên khóa 1952-1953.
- TRUNG HỌC BẠCH VÂN :
Tuy do hai thầy Lê Bảo và Nguyễn Bá Giảng thành lập nhưng Giáo Sư Nguyễn Văn Cung là một trong những vị thầy nổi tiếng của trường về việc giảng dạy cũng như tư cách đạo đức qua sự đánh giá của nhiều cựu học sinh hiện còn trong và ngoài nước. Vì thầy Giảng là bạn thân của ông Trương Cao Đặng lúc đó là Chánh Hội Trưởng Hội Chùa Bà Đức Sanh, nằm kế Đình Làng Đức Thắng trên đường Ngô Sĩ Liên. Do đó hai bên đã ký một hiệp đồng thuê mướn một số phòng ốc ở đây để thành lập trường lúc đầu . Sau đó mới dời về trường mới được xây hai tầng lầu, kế bệnh viện Phan Thiết, đối diện sân vận động, trên đường Hải Thượng Lãn Ông thuộc Ấp Phú Trinh.
- TRƯỜNG TƯ THỤC TIẾN ĐỨC :
Lúc đầu gồm 1 lớp đệ thất, nằm trong tư thất của ông Phạm Ngọc Thình, trên đường Đồng Khanh, đối diện với Xã Châu Thành Phan Thiết. Có nguồn tin nói trường này lúc đầu là của Trúc Viên Trương Gia Kỳ Sanh nhưng vì đương sự bị Phan văn Giáo, thủ hiến Trung Việt chở máy bay liệng ra Bắc trước năm 1954, nên trường đổi chủ, cho tới niên khóa 1956-1957, nhân trường TH. Phan Bội Châu dời về cơ sở mới tại đường Nguyễn Hoàng, giáo sư Đặng Vũ Tiễn đã mướn lại cơ sở cũ và dời trường TH. Tư thục Tiến Đức về, tới tháng 4-1975. Trường chỉ mở các lớp đệ nhất cấp từ 6-9.
- TRƯỜNG TH.TƯ THỤC BỒ ĐỀ :
Trước ngày 30-4-1975, trường tọa lạc tại ngả tư Nguyễn Du, Triệu Quang Phục (cạnh căn nhà của bác sĩ Ung văn Vy trên đường Trần Hưng Đạo) , đối diện với trường Nam Tiểu Học Phan Thiết. Trường được xây cất qua sự trợ giúp ngân khoản của Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Thuận và các nhà Mạnh Thường Quân địa phương như Năm Tho (Lê văn Tho), Trần Huỳnh Hà, Tăng Khánh (nhà sách Vui Vui), Nguyễn Văn Đồng (nhà sách Hiệp Thành)..
Đầu năm 1955 trường hoàn thành dãy nhà đầu tiên, với vách gạch, mái lợp Fibro ciment , gồm 4 phòng học, để mở 2 lớp đệ thất và 1 lớp đệ lục. Căn còn lại dùng làm văn phòng. Trường thu nhận số học sinh cư ngụ tại thị xã cũng như các quận trong tỉnh Bình Thuận, đã thi rớt kỳ thi tuyển vào lớp đệ thất của trường TH công lập Phan Bội Chầu. Riêng con nhà giàu phần lớn vào Sài Gòn học. Trong niên khóa này, sĩ số học sinh toàn trường vào khoảng 150 trò.
Thành phần giám hiệu niên khóa 1955-1956 : - Hiệu trưởng Trần Hữu Lương (Hiệu Trưởng trường Nam Tiểu Học Phan Thiết kiêm nhiệm), GS Nguyễn Văn Cường (Toán, Lý Hóa), Nguyễn Văn Giảng (Việt Văn), Đổ Cử (Sử Điạ), Nguyễn Đồng (Anh Văn), Thầy Cử và Thầy Lương (Pháp Văn) và cư sĩ Nguyễn Văn Trực (Giáo Lý). Huy hiệu nhà trường là một miếng kim loại hình chữ nhật cở 4cmx1cm, màu lam phía trên có hàng chữ ' trường TH Bồ Đề, phía dưới cẽ một hoa sen trắng có 5 cánh.
Vì sĩ số học sinh tăng dần, nên niên khóa 1959-1960 trường mở các lớp ngũ và tứ. Số giáo sư giảng dạy cũng tăng cường thêm thầy Trần Văn Tư (cựu học sinh PBC 52-56) dạy toán, thầy đã qua đời tại Phan Thiết năm 2004. Năm 1970 trường cất thêm một dãy lầu để mở các lớp đệ nhị cấp. Nhiều giáo sư Phan Bội Châu qua giảng dạy.
Về thể dục thể thao, trường cũng có các đội bóng tròn và bóng chuyền nhưng về thành tích thì không được xuất sắc lắm nếu so với các đội của trường Bạch Vân (do thầy Nguyễn Sĩ Thuyên hướng dẫn), trường Phan Bội Châu (thầy Từ Hữu Ca) ..
Cựu học sinh Bồ Đề có Nguyễn Bá Chính (con ông Nguyễn Hước, Trưởng Ty Buu Điện Phan Thiết) , niên khóa 1955-1956, sau trở thành ca nhạc sĩ nổi tiếng Dzũng Chinh qua hai bản nhạc ' Những đồi hoa sim, phổ thơ của Hữu Loan và Tha La xóm đạo phổ thơ của Vũ Anh Khanh nhà văn nổi tiếng thời kháng Pháp, cũng là người Mũi Né Bình Thuận. Ngoài ra có Ung văn Sang (con trai bác sĩ Ung Văn Vy) du học Pháp năm 1963 cũng đổ bằng bác sĩ
- TRƯỜNG TH. TƯ THỤC NGÔ ĐÌNH KHÔI :
Do linh mục Nguyễn Viết Khai thành lập và khai giảng từ niên khóa 1956-1957, với hai lớp đệ thất, đầu tiên là một trường nhỏ, nằm trên đường Huyền Trân công chúa, sát chợ Thiết-Bình Hưng. Cơ sở này về sau là Ty Điền Địa Bình Thuận.
Niên Khoá 1961-1962 dời về trường mới rất khang trang, có 2 tầng lầu và cư xá cho học sinh nội trú ở phía sau. Miếng đất xây trường nguyên là tài sản của Làng Đảng Bình có từ ba trăm năm trước, vì vậy đã xảy ra cuộc tranh chấp giữa địa phương và trung ương nhưng tỉnh trưởng Lưu Bá Châm, đại diện cho dân Bình Thuận, chọi không lại linh mục Nguyễn Viết Khai, nên cuối cùng đình làng Đảng Bình bị dẹp và trường TH. Tư thục Ngô Đình Khôi khánh thành.
Tỉnh Trưởng Lưu Bá Châm cũng mất chức và bị trả về Bộ Thông Tin. Sau tháng 5-1975, ông đã gục ngã ở trại tù khổ sai của cọng sản đệ tam quốc tế tận miền biên giới Lào-Hoa-Việt. Sau ngày binh biến 1-11-1963, trường đổi tên thành Chính Tâm cho tới tháng 4-1975 thì bị VC cưởng đoạt. Đây là ngôi trường tư thục bề thế và được tổ chức rất chặt chẽ tại Bình Thuận, có đông học sinh từ lớp 6-12. Giáo sư Nguyễn Quốc Biền trước khi đắc cử Dân Biểu Quốc Hội năm 1971, là Giám Học của trường.
- TRUNG HỌC TƯ THỤC KIẾN ANH :
Trước đó là Trường Tiểu Học Hoa Kiều (1945-1969) mở ra để dạy Trung văn bằng tiếng Quan thoại. Trường nằm kế Chùa Ông Phan Thiết, trên góc đường Võ Tánh và Đội Cung, phường Đức Nghĩa., do cộng đồng Hoa Kiều Bình Thuận thành lập. Từ niên khóa 1970-1971, trường được Nha Trung Học Tư Thục cấp giấy phép mở trường trung học tư thục, đổi tên là Kiến Anh. giảng dạy theo chương trình của Bộ Giáo Dục, kèm theo một số giờ dạy Hoa Ngữ. Trường mở tới lớp 8. Các giáo sư VN dạy tại trường này rất nhiều như Châu văn Lợi tức Châu Paul (thể dục), Lê Hồng Tâm (việt văn), các cô Nguyễn thị Hồng Liễu (con Ba Thơm, em Hồng Mai vô đích đua xe đạp).. Nhà trường bị VC cưỡng chiếm sau tháng 4-1975.
Sự điều hành giáo dục Bình Thuận, từ 1943-1945 Kiểm Học là Trần Kinh, Từ năm 1946 về sau có Nguyễn Xuân Cán, người Hòa Đa, làm kiểm học. Ngoài ra có Võ văn Trừng, từ Huế vào làm Trưởng ty tiểu học Bình Thuận đầu tiên. Võ văn Trừng sau đó là dân biểu quốc hội, thời đệ nhất cộng hòa, đơn vị Bình Thuận trước Ngô Hữu Thời-Trương Văn Chôm (1956-1963), Võ Quang Loan làm trưởng ty TH tới tháng 4-1972, cuối cùng là giáo sư Nguyễn Thanh Tùng là Chánh Sở Giáo Dục rồi Trưởng Ty Giáo Dục Thanh Niên Bình Thuận và GS Phạm Quang Giai là Phó Trưởng Ty, tới tháng 4-1975.
Làm cho Bình Thuận có sự trân quý và thành công như hôm nay, là công đức của không biết bao nhiêu thế hệ tiền nhân. Họ là con dân Đại Việt vùng Thuận-Quảng, tới đây với tay gươm tay cuốc rồi dừng lại. Sau đó tận dụng mồ hôi máu mắt và tài năng trí óc, biến sõi đá thành ruộng đồng, đổi rừng gìa biển dữ thành kho vàng bạc châu báu, để con cháu bao đời ấm yên thụ hưởng. Uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây, một chữ cũng nhớ ơn thầy...


Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
MƯỜNG GIANG

Vài Nét Về Lịch Sử Trương Trung Học Phan Bội Châu / TS-PBC72 / Phần 2